50 cách trả lời những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng Nhật Bản (tiếp theo)

Bài học làm người Ngày tạo: 19/06/2017 3:58:03 CH

Câu hỏi 21: Suy nghĩ của bạn về các vấn đề thời sự hiện nay? (時事問題についての質問)

Ý đồ của nhà tuyển dụng:

  • Xem ứng viên có quan tâm đến những vấn đề xã hội không
  • Xem ứng viên có bày tỏ được quan điểm của mình không

Cách trả lời và lưu ý:

  1. Xem tin tức gần nhất

Nếu trong các bài kiểm tra viết mà công ty tổ chức, doanh nghiệp sẽ đưa những câu hỏi liên quan đến những chủ đề nhỏ. Nhưng nếu trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gặp những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến chủ đề lớn như “Chính sách kinh tế Abenomics”,…

Khi chuẩn bị cho những câu hỏi về vấn đề hiện tại, hãy thường xuyên đọc trên mạng các bài báo từ những tờ báo chính (Asahi, Mainichi, Nikkei, Sankei,…).

  1. Sẵn sàng cho việc giải thích và nêu ý kiến bản thân về tin tức đó

Khi được hỏi về vấn đề hiện tại, bạn hãy nói theo 2 bước:

  • Giải thích cách hiểu của bản thân về vấn đề được hỏi
  • Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề được hỏi
  1. Hãy nói về ảnh hưởng mà vấn đề hiện tại sẽ đem đến cho công ty về sau.

Bạn hãy tự mình suy nghĩ và trả lời xem tin tức này sẽ ảnh hưởng đến xã hội, việc kinh doanh như thế nào. Như thế, người phỏng vấn sẽ có ấn tượng rằng bạn là người có thói quen hay tự mình suy nghĩ nhiều vấn đề.

  1. Hãy trả lời “Tôi không biết” đúng lúc

Trong một số trường hợp không biết về vấn đề được hỏi, hãy trả lời một cách chân thành nhất:

申し訳ありません。勉強不足のため、わかりません。次回までに必ず勉強してきます

(Thành thật xin lỗi. Vì chưa ôn luyện đầy đủ nên tôi không biết về vấn đề này. Lần tới tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn)

Nếu bạn trả lời một cách ngắc ngứ như「ええと…バーゼルですか…大事だと思います」thì sẽ gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 22: Cuối cùng, bạn có câu hỏi gì không? (最後に何か質問はありますか?)

Ý đồ của câu hỏi:

  • Biết được ứng viên có hứng thú đối với công ty của mình hay không?
  • Kiểm tra xem ứng viên có năng lực đưa ra câu hỏi không? Vì nếu đưa ra được câu hỏi tốt, thì ứng viên là người có khả năng lấy được những thông tin hữu ích từ người khác, và làm tăng tính hiệu quả của công việc.
  • Xoá bỏ những thắc mắc và hiểu lầm ở cả 2 phía nếu có

Cách trả lời

  • Chuẩn bị câu hỏi từ trước
  • Đặt câu hỏi chi tiết và nhắm đến điểm trọng yếu của đối phương.

Ví dụ như câu hỏi Kinh doanh thành công và kinh doanh thất bại khác nhau ở điểm nào. Đối với bộ phận nhân sự có thể hỏi câu: điểm khác biệt giữa nhân viên có thể nâng cao được thành tích của công ty và các nhân viên khác là gì ? Chúng ta nên hỏi những câu hỏi mà có thể khai thác được kinh nghiệm của người khác.

  • Đừng đặt những câu hỏi mà đối phương khó trả lời
  • Đừng hỏi về chiến lược kinh doanh của công ty
  • Đừng hỏi những câu hỏi đóng khiến đối phương chỉ có thể trả lời đúng sai, có không.

Câu hỏi 23: Đối với bạn “công việc” là gì?  (あなたにとって仕事とは何ですか?)  

Ý đồ của công ty:

  • Biết được quan điểm về công việc của ứng viên
  • Quan điểm của ứng viên và văn hóa công ty có thống nhất không

Cách trả lời:

  1. Đừng trả lời sự thật, hãy nói ra nguyện vọng lớn lao của bạn

Câu hỏi này được đưa ra để hỏi bạn ý thức về công việc như thế nào. Vì thế, đừng trả lời những câu như “Để kiếm tiền”, “Để trang trải sinh hoạt”. 

  1. Tham khảo triết lý kinh doanh hoặc văn hóa công ty

Câu hỏi này để nhà tuyển dụng xem quan điểm về công việc của bạn và những triết lý, văn hóa của công ty có hợp nhau không. Nếu nhà tuyển dụng thấy rằng không phù hợp lắm thì sẽ là điểm trừ trong việc tuyển dụng.

  1. Kết hợp với kinh nghiệm bản thân

Nếu bạn kết hợp cùng với những trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, thì sẽ làm câu trả lời tăng tính thuyết phục hơn.

  1. Hãy nói về những ấp ủ cho công việc sau này

Sau khi giải thích đối với bản thân công việc là gì, nếu bày tỏ những dự định cống hiến của mình cho công ty, sẽ làm nổi bật mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp tuyển dụng của mình.

Câu hỏi 24: Bạn có kính trọng một người nào đó không? (尊敬する人はいますか?)

Dụng ý của nhà tuyển dụng:

Ở câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng không phải muốn biết về người mà bạn kính trọng là ai. Mà với lý do tại sao bạn kính trọng người đó, họ sẽ biết được những quan điểm, suy nghĩ của bạn.

Giả sử như người mà ứng viên kính trọng là Masayoshi Son, thì nhà tuyển dụng sẽ hiểu rằng bạn chú trọng đến những điều như “sự thử thách”, “sáng tạo trong công việc”, “sẵn sàng hành động”

Cách trả lời và lưu ý:

  1. Trước tiên nói đến lý do tại sao kính trọng

Người mà bạn kính trọng là ai không quá quan trọng, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là tại sao bạn lại kính trọng người đó. Ví dụ như nếu bạn kính trọng Steve Jobs thì lý do tại sao, tinh thần chấp nhận thử thách, hoặc là sự chăm chút đến từng chi tiết nhỏ,… Hãy nói rõ chính xác lý do của bạn.

  1. Sẽ khá khó khăn nếu trả lời đó là bố mẹ

Cũng có nhiều người nói người họ kính trọng nhất là bố mẹ. Tuy nhiên, ý đồ của câu hỏi phỏng vấn này là để biết về tính cách của ứng viên. Vì thế đừng trả lời những lý do hiển nhiên, thông thường như “Vì bố mẹ là người đã sinh ra và nuôi lớn tôi”, hay “Họ đã thực hiện công việc một cách tuyệt vời”, bạn sẽ không thể thể hiện được những quan điểm, cách nghĩ của mình.

  1. Liên hệ với việc PR bản thân

Do ảnh hưởng của người mà bạn kính trọng, bản thân đã thay đổi như thế nào, khi nói về điều này cũng liên hệ với phần PR bản thân. Có một từ đó là 「ロールモデル」(role model, hình mẫu lý tưởng), ai cũng có một hình mẫu để hướng tới và trưởng thành giống như người đấy. Vì thế, nếu người bạn kính trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân, hãy truyền tải điều đấy đến người phỏng vấn.

 

Câu hỏi 25: 5 năm sau bạn mong muốn mình sẽ trở thành như thế nào? (5年後の自分はどうなっていたい?)

Cách trả lời:

  1. Nghiên cứu kỹ ngành nghề, công việc

Khi gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn cũng cần giải thích được một nhân viên làm việc ở công ty này trong 5 năm làm những công việc gì. Nếu biết được điều đấy, bạn có thể trả lời chi tiết câu hỏi này.

Có một số cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Hỏi kinh nghiệm đàn anh đi trước, xác định con đường sự nghiệp
  • Nắm được công việc 5 năm sau bằng mục  「先輩社員インタビュー」
  • Sử dụng những trang web như キャリコネ (careerconnection.jp) và dựa trên kinh nghiệm cũng những nhân viên 28, 30 tuổi.
  1. Trình bày bạn đã nỗ lực như thế nào để đạt được mong muốn của mình

Không chỉ trả lời 5 năm sau mình sẽ như thế nào, nếu nói đến mình sẽ nỗ lực như thế nào để đạt được mục tiêu đó, thì bạn sẽ thể hiện được lòng nhiệt huyết trong công việc của mình đến với nhà tuyển dụng.

  • Sau khi vào được công ty, sẽ nỗ lực học tập …, rèn luyện…
  • Sau 5 năm tôi sẽ ở vị trí …

Cách trả lời như này có thể truyền tải một cách dễ hiểu và lòng nhiệt huyết đến đối phương.

  1. Trả lời câu hỏi “Điều quan trọng nhất trong công việc”

Trong quá trình tuyển dụng, cũng có những người trả lời những vấn đề riêng tư như “Với vai trò là một người mẹ, tôi muốn sắp xếp công việc và gia đình ngang hàng với nhau”. Tuy nhiên, khi gặp câu hỏi phỏng vấn này hãy trả lời những điều mà bạn cho là quan trọng nhất trong công việc.

Và bạn hãy trả lời về mục tiêu 5 năm sau của mình như là điều quan trọng nhất trong công việc, tránh nói về những vấn đề riêng tư cá nhân.

Câu hỏi 26: Hãy nói về nội dung bài nghiên cứu trong seminar của bạn (研究内容を教えてください)

Nội dung nghiên cứu của seminar hoàn toàn bao gồm những kiến thức chuyên môn. Vì thế để giải thích cho bộ phận tuyển dụng, người không có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau, thì không phải là dễ. Cho nên rất nhiều ứng viên không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn này suôn sẻ.

Lý do nhà tuyển dụng hỏi về nội dung nghiên cứu của bạn

  • Muốn biết ứng viên có nỗ lực, nghiêm túc trong việc học không
  • Muốn biết khả năng giải thích và trình bày vấn đề của ứng viên

Có thể giải thích những kiến thức chuyên môn rất khó hiểu cho một người bình thường có thể hiểu được là một kỹ năng quan trọng. Nhà tuyển dụng muốn xem xem bạn có thể truyền tải được dễ hiểu đến đâu.

  • Những nghiên cứu của seminar là những thứ mà sinh viên tâm đắc nhất trong quá trình học đại học. Thông qua đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sinh viên đã học những gì và đã trưởng thành như thế nào

Cách trả lời và lưu ý

  • Không sử dụng những từ ngữ chuyên môn, chuyên ngành mà dùng những từ ngữ thông thường dễ hiểu.
  • PR bản thân qua những gì mà bạn đã học được sau seminar

Không đơn thuần chỉ là giải thích về nội dung nghiên cứu, hãy trình bày mình sẽ phát huy những gì trong công việc

Câu hỏi 27: Điều mà bạn cho là quan trọng nhất trong công việc là gì?

(働く上で大切なことは何ですか?)

Nếu gặp phải câu hỏi phỏng vấn này, bạn hãy nghĩ điều quan trọng nhất đó là định hướng trong công việc của mình, và trả lời tương tự câu 6.

Câu hỏi 28: Khả năng đặc biệt khác của bạn là gì? (あなたの特技は何ですか?)

Ý đồ của nhà tuyển dụng:

  • Muốn biết bạn đã nỗ lực, chuyên tâm cho khả năng đặc biệt của mình
  • Muốn được nghe những chuyện mà ứng viên đắc ý, và thư giãn khi đang phỏng vấn
  • Đây không phải câu hỏi mang tính quyết định

Cách trả lời

Bước 1: Bạn đã nỗ lực tập luyện khả năng như thế nào

Nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết “Khả năng đặc biệt của bạn là gì?”, mà còn quan tâm đến việc thông qua những nỗ lực luyện tập có thể nhìn thấy được con người của ứng viên.

Bước 2: Những gì bạn học được thông qua khả năng đặc biệt đó

Bạn cũng hãy nói về những gì mình học được qua việc nỗ lực luyện tập kỹ năng đó. Các doanh nghiệp đánh giá cao những nhân viên học được và trưởng thành từ những kinh nghiệm. Theo bảng điều tra của Recruit, điều quan tâm đứng thứ 3 mà các công ty thường hướng đến là “khả năng làm việc sau này”

Vì thế đừng quên những gì mình đã học được và hãy truyền tải đến các doanh nghiệp.

Bước 3: Tự tin thể hiện bản thân mình

Từ những kinh nghiệm tuyển dụng, tôi vẫn được người khác hỏi rằng “Quả nhiên là những người thích vận động, hướng ngoại thì gây được ấn tượng tốt hơn phải không?”. Tuy nhiên, những kỹ năng của người năng nổ, thành tích đạt được như thế nào, có bằng cấp hay không hoàn toàn không liên quan. Những khả năng của người hướng nội cũng được, bằng cấp không có cũng không sao. Chỉ cần bạn tự tin trả lời rằng “Đó là khả năng đặc biệt của tôi” thì bất cứ điều gì cũng được.

Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp không quá chú trọng vào sở thích, khả năng đặc biệt của ứng viên. Họ hứng thú với tính cách con người ứng viên sau khi đã nỗ lực chú tâm tập luyện khả năng của mình.

Câu hỏi 29: Hãy nói về quyển sách bạn đọc gần đây (最近読んだ本を教えて下さい)

Ý đồ của công ty:

Thông qua câu hỏi phỏng vấn này, doanh nghiệp muốn biết nhiều hơn về phía ứng viên, điều ứng viên quan tâm, sở thích, quan niệm về giá trị và những điều này đều thể hiện tích cách, con người của ứng viên.

Cách trả lời và lưu ý:

  • Không nhất thiết phải vươn quá cao

Nhiều người để nhận được sự đánh cao từ nhà tuyển dụng, đều trả lời những câu như “Gần đây tôi đã đọc quyển Vốn thế kỷ 21 của Thomas Piketty” hay những quyển sách của Drucker. Tuy nhiên nếu nói đến lý do, mà chỉ trả lời rằng “Tôi nghĩ đó là quyển sách tuyệt vời” thì câu trả lời đó sẽ mất đi giá trị.

Hãy cứ nêu tên quyển sách bất kỳ mà bạn đọc gần đây. Tuy nhiên, vì là buổi phỏng vấn xin việc, những quyển sách giáo dục, thực hành, kinh tế thì sẽ dễ gần hơn tiểu thuyết.

  • Hạn chế nói về truyện tranh, tạp chí

Với sinh viên thì vẫn có người trả lời gần đây đọc truyện tranh hay tạp chí. Tuy nhiên, với người đi làm thì nhiều người cho rằng đọc truyện tranh hay tạp chí là không phải đọc sách, vì thế hãy hạn chế nói về truyện tranh, tạp chí.

  • Tại sao lại cảm thấy nó thú vị?

Khi được hỏi “Bạn đọc thể loại sách gì, quan tâm đến những điều như thế nào?”, nhà tuyển dụng muốn nắm được những điều quan tâm, quan điểm của ứng viên.

Vì thế, không chỉ trả lời là đọc sách gì mà hãy kết hợp thêm với việc nói thêm quyển sách đó thú vị ở điểm gì, như thế nào.

  • Ảnh hưởng của sách như thế nào, khiến các hoạt động của bản thân thay đổi ra sao

Nếu nói rằng bạn đã áp dụng những gì học được trong sách sẽ khơi dậy tính tò mò của đối phương. Người trưởng thành từ những kiến thức học được từ trong sách vở, cũng là người sẽ trưởng thành nhờ hấp thụ kiến thức trong công việc.

Nếu bạn có bị ảnh hưởng bởi những quyển sách đã đọc, hãy truyền tải điều đó đến với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 30: Hãy nói về lý do khiến bạn bị lưu ban  (留年理由について教えてください)

Nếu ứng viên là người đã từng bị lưu ban hay học chậm một năm ở trường đại học, nhà tuyển dụng sẽ để ý và đưa ra câu hỏi phỏng vấn này

Ý đồ của nhà tuyển dụng:

  • Xác nhận khả năng quản lý bản thân
  • Ứng viên có ưu tiên việc gì hơn việc học không
  • Ứng viên có khả năng cải thiện bản thân không

Cách trả lời và lưu ý:

  • Bày tỏ ý định tự nguyện kiểm điểm bản thân

Việc lưu ban là một chuyện không tốt. Vì thế, việc đầu tiên là chấp nhận lỗi của mình, kiểm điểm vì đã thờ ơ với việc học, xác nhận lại lỗi của bản thân. Nếu nói ra lỗi lầm của mình, người phỏng vấn sẽ nhanh chóng dễ dàng chấp nhận ứng viên hơn.

  • Bày tỏ chính xác lý do lưu ban

Hãy nói về lý do bạn bị lưu ban. Nếu có thể nói ra lý do mang sức thuyết phục đối phương, thì sẽ tránh được điểm trừ trong buổi phỏng vấn.

Tuy nhiên, nếu lý do không chính đáng, trong trường hợp bạn dành thời gian cho việc thả lỏng, chơi đùa, thì hãy nhận lỗi như “Vì đã quá nhiệt tình cho việc hoạt động câu lạc bộ, mà tôi đã dần trở nên thờ ơ với việc học”.

  • Nói về cách để cải thiện bản thân

Việc quan trọng là bài học từ sự thất bại, bạn đã thực hiện thay đổi như thế nào. Thất bại là một việc mà ai cũng có thể mắc phải. Khi đã học được bài học thì sẽ không mắc lại lần thứ hai. Vì thế, hãy nói bạn đã lên hoạch cải thiện bản thân chi tiết như thế nào để đầu tư, cố gắng trong việc học

--- Theo MorningJapan / JapanWorks ---