TOP 4 NGÀNH NGHỀ CÔNG NGHỆ ĐANG ‘HỐT BẠC’ CỦA GIỚI TRẺ VIỆT HIỆN NAY
Các ngành nghề này đều thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, là lĩnh vực được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xác định là ngành cần ưu tiên tạo đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
1. Lập trình ứng dụng di động
Thị trường nội dung di động toàn cầu (bao gồm cả Lập trình ứng dụng game di động) trị giá 6,5 tỷ đô trong năm 2011 và dự kiến đạt 18,6 tỷ đô năm 2017, tỷ lệ tăng trường hàng năm (GAGR) là 19 % (2011-2017), trong đó thị trường game mobile dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn nhất là 11,4 tỷ USD vào năm 2017, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 21,9% (2011-2017).
Riêng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thị trường nội dung di động trị giá 4,4 tỷ đô năm 2011, dự kiến đạt 11,4 tỷ đô năm 2017.
Biểu đồ doanh thu của thị trường nội dung di động toàn cầu từ 2011-2017
Với trên 120 triệu thuê bao, thị trường di động Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ sang thiết bị cầm tay thông minh. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Gfk (Đức) trong nửa đầu năm 2014 điện thoại thông minh chiếm tới 87,2% số lượng máy di động bán ra trên thị trường Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của smartphone, những phần mềm ứng dụng trên di động cũng phát triển vô cùng đa dạng gắn liền và phục vụ nhu cầu cuộc sống. Ứng dụng di động cũng mở ra cơ hội kinh doanh vô cùng tiềm tàng, đặc biệt cho giới trẻ.
Sơ đồ phát triển doanh thu thị trường di động tại Châu Á từ 2011-2017
Biểu đồ thị trường game toàn cầu từ 2012-2017 (Newzoo)
Tháng 10/2013, Mercer và Talentnet- 2 công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự đã công bố khảo sát tại 418 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy việc đầu tư vào công nghệ bắt đầu quay trở lại mạnh mẽ. Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ thông tin thực tế ngày càng tăng, trong đó lập trình di động là ngành mới nên lại càng cần nguồn nhân lực lớn hơn hết.
Nhu cầu nhân lực của ngành lập trình di động sẽ gia tăng cùng sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các thế hệ điện thoại di động. Theo báo cáo tổng số nhu cầu tuyển dụng trên Vietnamwork có đến 20% liên quan đến CNTT và 20% trong số đó liên quan đến lập trình di động.
2. Lập trình game
Lập trình Game là một chuyên ngành nhỏ thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Với tốc độ phát triển như “tên lửa”, game trở thành một lĩnh vực kinh tế phát triển độc lập trên thế giới.
Năm 2014, theo đánh giá từ công ty VTC, chuyên ngành này dự đoán sẽ đạt mức doanh thu lên đến 81,5 tỷ đô la, với mức tăng trưởng 7,8% so với năm 2013, và sẽ vượt qua mốc 100 tỷ đô la trong ba năm tới để đạt 102,9 tỷ đô la vào năm 2017 (Theo báo cáo thị trường toàn cầu Newzoo- công ty chuyên nghiên cứu thị trường game toàn cầu).
Cũng theo phân tích của Newzoo thì một trong hai lý do quan trọng nhất của sự tăng trường ngành game trên toàn cầu chính là nhờ sự tăng trưởng của thị trường châu Á- Thái Bình Dương: dự kiến thị trường này sẽ chiếm đến 82% doanh thu của ngành game thế giới năm 2014, và chiếm đến 45% thị phần ngành game thế giới.
Việt Nam hiện là thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong 10 thị trường game online có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, với doanh thu khoảng 200 triệu USD trong năm 2012, so với mức 150 triệu USD của năm 2011, hay 120 triệu USD hồi năm 2009.
Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, hết năm 2013, công nghiệp nội dung số của Việt Nam (bao gồm cả game) đạt mức tăng trưởng 6%, doanh thu hơn 1,2 tỷ USD và còn tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.
Ngoài doanh thu trực tiếp từ game online, doanh thu gián tiếp từ thị trường này cũng lên đến 20.000 tỷ đồng. Game online cũng thu hút sự tham gia của khoảng 40 công ty phát hành game, giải quyết việc làm cho hơn 7.500 người.
Tuy nhiên, ngành game Việt Nam đang đứng trước kho khăn gói trong hai chữ “nhân lực”. Theo ông Trần Anh Tuấn, PGĐ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động Tp.HCM: “Ngành lập trình game không có trường Đại học hay Cao đẳng chuyên nghiệp đào tạo chuyên sâu.
Học phí lập trình phần mềm nói chung, lập trình game nói riêng khá đắt đỏ, nhưng lại xứng đáng vì mức lương và thu nhập không có điểm dừng, giống như trường hợp của tác giả game Flappy Bird”
3. Thiết kế Game 3D
Từ lâu, Thiết kế 3D Game hay còn gọi họa sĩ 3D, 3D artist là một công việc không thể thiếu trên các studio game trên thế giới.
Mức lương trung bình nghề này trên thế giới rất cao: Theo báo cáo của tác giả Aurelio Locsin trên trang Chron (Hoa kỳ): những Artist mới vào nghề hoặc có ít nhất ba năm kinh nghiệm đã sở hữu mức lương trung bình là 48,281 đô la/năm, mức lương này sẽ tăng lên đến 61,767 đô la khi có kinh nghiệm từ 3 đến 6 năm, và sẽ tăng lên đến 77,700 đô la sau 6 năm kinh nghiệm.
Tại Việt Nam, phải đến năm 2005 ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam mới có những định nghĩa chính xác về công việc thiết kế game 3D với sự nở rộ của các công ty “outsource” (gia công phần mềm cho nước ngoài) hay các công ty game nước ngoài chú ý đến nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại nước ta như Glass Egg, Gameloft, Tecmo Koie,…
Với lợi thế là thị trường game lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, ngành công nghiệp sản xuất game đang từng bước được nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm và đầu tư, xu hướng thiết kế 3D game dần trở thành xu hướng chung và chủ yếu của ngành Game Việt.
Ông Viktor Marangon, Giám đốc Studio của Công ty 3D Bridge cho biết: “Hiện nay, trên thế giới, game và video đang rất được ưa chuộng. Vì thế, thiết kế 3D rất phát triển. Nhu cầu gia công theo các đơn đặt hàng về 3D trở nên lớn. Với lực lượng lao động trẻ và đông, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này nên 3D thế giới đang rất chú ý đến thị trường Việt Nam.
Nếu siêng năng, chịu khó, có năng lực và thật sự cầu tiến, những người học 3D Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được đẳng cấp thế giới và có thể tham gia vào nhiều dự án sản xuất phim thế giới”.
4. Thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D
Hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D là một ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế 3D- “ngành đắt giá nhất thế kỉ XXI”, 3D Animation & VFX (tạm dịch: Dựng hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D) là một nghề đáng mơ ước của giới trẻ không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Ngành Animation & VFX cụ thể là hoạt động gia công phần mềm trong ngành công nghiệp phim hoạt hình toàn cầu có giá trị đáng kinh ngạc: 68,4 tỷ đô (2007). Chính sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ đã biến ngành ngành công nghiệp làm phim hoạt hình thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới, hiện nay ngành này đang có nhu cầu rất lớn cho hoạt hình 3D.
Trong ngành công nghiệp hoạt hình thế giới, Châu Á- Thái Bình Dương nổi lên như một điểm đến hàng đầu của hoạt hình gia công phần mềm. Theo thống kê, đây chính là thị trường trực tiếp sản xuất đến 90% tất cả các hình ảnh động trên phim ảnh, truyền hình toàn thế giới. Việt Nam chính là một trong 11 thị trường được các hãng phương Tây để ý tới để thành lập và duy trì cơ sở sản xuất, gia công phần mềm phim hoạt hình.
Cảnh quay thực tế với phông xanh
Nhờ vào sự phát triển chung của ngành, mà tại Ấn Độ từ nhiều năm nay đã hình thành và phát triển một ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ: Doanh thu ngành công nghiệp Animation & VFX tại Ấn Độ đạt mức 31 tỷ năm 2011 (so với 23 tỷ năm 2010), dự kiến đến năm 2016 lĩnh vực này tại sẽ đạt 68,7 tỷ .