Giải đáp - Hướng nghiệp

Những lưu ý bạn cần biết trong khi phỏng vấn xin việc xuất nhập khẩu

Trong thời gian diễn ra phỏng vấn chính là giai đoạn vô cùng quan trọng của mỗi ứng viên khi đi xin việc làm trong ngành xuất nhập khẩu. Tại đây bạn sẽ có sự tương tác trực tiếp với nhà tuyển dụng của mình, bằng một cuộc trao đổi. Để cuộc phỏng vấn được diễn ra thành công thì những ứng viên không chỉ chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt mà còn chuẩn bị nhiều hơn thế nữa. Hãy cùng tham khảo thông tin ngay bên dưới bài viết của chúng tôi để biết bạn nên làm gì trong cuộc phỏng vấn xin việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của mình nhé.

Chuẩn bị trước trong đầu những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra

Trong cuộc phỏng vấn thì các nhà tuyển dụng sẽ cực kì nhạy cảm và chú ý quan sát từng ứng viên một . Việc đặc các câu hỏi cũng thường xuyên diễn ra, các câu hỏi này thường dưới các dạng phổ biến mà công ty nào ít nhiều cũng sẽ đặt ra cho bạn, như: Anh/ chị hãy tự giới thiệu về bản thân mình, anh/chị biết gì về công ty này? Tại sao anh chị lại nộp đơn vào công ty này? Thế mạnh của anh/chị là gì? Điểm yếu lớn nhất của anh /chị là gì?... Việc mường tượng trước ra được những câu hỏi của nhà tuyển dụng sẽ giúp cho các bạn ứng viên sẽ tự tin và chủ động hơn trong cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

xuất nhập khẩu

Chuẩn bị trước trong đầu những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra​​​​​​

Hãy học cách lắng nghe và trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng

Bạn muốn có được một câu trả lời chuyên nghiệp và thân thiện trước nhà tuyển dụng xuất nhập khẩu, bạn phải chú tâm lắng nghe họ đang hỏi gì hay họ thật sự muốn hỏi gì. Tránh nhầm lẫn giữa những khái niệm . Không tốt tí nào nếu như bạn cứ nhầm lẫn giữa “Chuyển nhượng” và “cấp giấy phép” hay “Mua lại” và “sáp nhập”. Suy nghĩ kỹ chứ đừng vội vàng đưa ra câu trả lời ngay nếu như bạn không chắc chắn đó có phải là một câu trả lời xúc tích và rõ ràng.

Trong khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng thì bạn nên chú ý điều chỉnh âm lượng của mình gần bằng âm lượng của người phỏng vấn bạn. Khi trả lời hay lắng nghe họ, bạn nên thể hiện thần thái tự tin, vui vẻ, đầy năng lượng.

Bạn nên nhớ nguyên tắc, tuyệt đối không được ngắt lời của nhà tuyển dụng khi họ chưa nói xong. Bạn cũng đừng xem đồng hồ liên tục trong lúc họ nói hoặc nhìn đi đâu khác. Nó gây cho nhà phỏng vấn cảm giác bạn không tập trung. Hãy thể hiện cho họ thấy bạn đang rất chú tâm lắng nghe những giãi bày của họ. Đồng thời, đừng quên đưa ra các dấu hiệu cho nhà tuyển dụng biết là bạn đang lắng nghe họ: bạn có thể gật đầu nhẹ hay “dạ” trong khi nghe họ nói.

Hãy thể hiện tác phong lịch sự và sự tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng

Tác phong lịch sự của bạn trước hết thể hiện ở cách ghi nhớ, nói chuyện, đi đứng của các bạn. khi nói chuyện với nhà tuyển dụng thì bạn nên chú ý không nên nói quá nhỏ, người tuyển dụng sẽ không nghe thấy bạn nói gì và nhìn bạn sẽ mất đi hẳn sự tự tin của mình. Bạn cũng không nên nói quá to. Khi trao đổi, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy sự thoải mái và nhiệt tình của mình, nhưng cũng đừng vì vậy mà làm mất vẻ thanh lịch và tế nhị của bạn. Hãy vừa nói vừa thể hiện ngôn ngữ cơ thể, như sử dụng bàn tay của mình khi diễn đạt chẳng hạn, đừng cứ gò bó và cứng đơ như khúc gỗ trên chiếc ghế nhé, nó sẽ làm mất đi sức lôi cuốn khi bạn trình bày.

xuất nhập khẩu

Hãy thể hiện tác phong lịch sự và sự tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng

Khi trả lời phỏng vấn, tránh mất tập trung, nhìn vào mắt người phỏng vấn một cách thân thiện. Bạn cũng có thể chọn bất kỳ điểm nào trên mặt để nhìn vào trừ đôi mắt, nếu như việc nhìn vào mắt người đối diện khiến bạn lúng túng.

Trước khi ra về, nhớ kéo chiếc ghế lúc nãy bạn ngồi về đúng vị trí ban đầu của nó một cách ngay ngắn.