Nếu như bạn đang có ý định theo đuổi nghề kỹ sư công nghệ thông tin thì bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích bạn không thể bỏ qua.
Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin thì khi ra trường bạn sẽ đảm nhận những công việc như sau:
Bạn làm lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin.
Bạn làm lập trình viên
Bạn là người kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra. Bạn còn đảm nhiệm vị trí chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, chuyên viên quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin. Nếu yêu thích công việc giảng dạy bạn còn có thể giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
Làm nhà quản lý hệ thống thông tin - Information System Manager
Hệ thống thông tin quản lí là một tập hợp các hệ thống và quy trình thu thập dữ liệu từ một loạt các nguồn, dịch lại và trình bày ở định dạng có thể đọc được. Các nhà quản lí sử dụng MIS để tạo các báo cáo cung cấp cho họ tổng quan, toàn diện về tất cả thông tin họ cần để đưa ra quyết định từ chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày đến chiến lược cấp cao nhất.
Làm nhà quản lý hệ thống thông tin
Kỹ sư phần mềm - Software Engineer
Công việc chính của một Kỹ sư Phần mềm là phụ trách thiết kế, phát triển và cài đặt các giải pháp phần mềm. Trách nhiệm của Kỹ sư Phần mềm bao gồm thu thập các yêu cầu từ người dùng, xác định các chức năng hệ thống và viết code dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, như Java, Ruby on Rails hoặc các ngôn ngữ lập trình .
Lập trình viên Công nghệ thông tin - IT programmer
Công việc của lập trình viên có thể được phân chia cụ thể thành: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile. ể trở thành một lập trình viên giỏi, bạn phải có những tố chất cần thiết của một lập trình viên như:
Cẩn thận, tỉ mỉ: tính chất phức tạp của công việc lập trình đòi hỏi các lập trình viên phải làm việc một cách cẩn thận, chú trọng tới từng chi tiết. Bởi một lỗi nhỏ bất kỳ trong quá trình làm việc cũng sẽ khiến sản phẩm của bạn thất bại và bạn phải tốn rất nhiều thời gian để sửa chữa nó.
Chuyên gia phân tích hệ thống - System Analyst
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ chính là người đứng giữa, kết nối khách hàng với người làm kinh doanh, người làm kỹ thuật của doanh nghiệp.
Chuyên gia mật mã - Cryptography
Họ là người thiết kế hệ thống mật mã, phá vỡ hệ thống mật mã và thực hiện các nghiên các nghiên cứu về mật mã, những công việc vốn thuộc về trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin hay nhà quản trị mạng. Nhìn chung, chuyên gia mật mã là những nhà toán học, chuyên về việc tạo mã hay giải mã.
Quản trị mạng - Network Administrator
Người làm quản trị mạng là người thiết kế hệ thống bảo mật, giữ gìn hệ thống này và ngăn chặn những vị khách không mời muốn phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống
Quản trị cơ sở dữ liệu - Database Administrator
Đây là người chịu trách nhiệm quản trị và vận hành các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu như lên kế hoạch, cài đặt, cấu hình, tối ưu, backup, security, v.v. nhằm đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng cho người dùng truy cập
Trên đây là những thông tin quan trọng về những công việc về ngành công nghệ thông tin sau khi ra trường.