Giải đáp - Hướng nghiệp

"CHƯƠNG TRÌNH 9+" Lộ trình học song song Văn hóa và Nghề nghiệp

Đứng trước thực trạng càng nhiều học sinh từ chối đăng ký lớp 10 mà rẽ ngang trường nghề, mô hình chương trình 9+ đã ra đời và phát triển với số lượng học sinh tăng lên rõ rệt. Đây là con đường rút ngắn việc xây dựng sự nghiệp, giúp các em có thể có thu nhập và ổn định cuộc sống trong thời gian sớm hơn so với việc học như trước đây. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn mong muốn con mình sở hữu tấm bằng THPT sau khi tốt nghiệp trường nghề.

Chương trình 9+

Đây là câu chuyện được nêu ra tại Hội nghị tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm năm 2020 ngày 23/6 vừa qua do tổng tục giáo dục nghề nghiệp tổ chức tại TPHCM. Sự góp phần của cái đại diện trường cao đẳng và trung cấp phía Nam đã bàn luận và đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Muốn con có bằng tốt nghiệp THPT để vào Đại học - Chuyện không của riêng phụ huynh nào

“ Trường chúng tôi tuyển sinh chương trình 9+ rất khó ví khảo sát số các em không đậu lớp 10 thì có đến 80% học sinh đăng kí trung tâm giáo dục thường xuyên, chỉ có 20% là muốn học nghề. Với các phụ huynh thì đại đa số đều muốn con học giáo dục thường xuyên để lấy bằng tốt nghiệp THPT, và có cơ hội đi học ĐH. Trường có liên kết với trung tâm GDTX để đào tạo văn hóa cho các em học nghề, có tổng số 150 em chuẩn bị thi tốt nghiệp năm nay thì 120 em đã nhận được giấy báo trúng tuyển, thì còn nguồn nào để tuyển sinh chương trình 9+ đây “ Ông Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng phòng Đào Tạo Trường CĐ nghề Phú Yên cho hay.

Không chỉ riêng CĐ Phú Yên mà các trường CĐ , trung cấp trên toàn quốc cũng gặp phải những tình trạng tương tự. Các học sinh THCS lại đối mặt với rào cản tâm lý nên việc tuyển sinh hiện nay là vô cùng khó khăn.

Phụ huynh đều muốn con mình có bằng THPT

Giải pháp đưa ra hiện nay đó chính là tích cực phối hợp với sở GD- ĐT để tổ chức hội nghị về phân luồn, nâng tỷ lệ học sinh THCS học nghề lên. Nhưng nói thì dễ làm mới khó, vì tâm lý của phụ huynh và học sinh muốn thay đổi cần phải có thời gian dài. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả cần phải có lộ trình nhất định và thực hiện nghiêm ngặt ngay từ đầu.
Các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội các nguồn tuyển sẽ dồi dào hơn, ngay cả ở các em tốt nghiệp THCS. Tại các tỉnh miền Trung, số lượng học sinh không đậu lớp 10 và đi học GDTX chiếm 15%, ít học sinh chọn học nghề. Nếu phụ huynh muốn con vào trường nghề thì cũng sẽ băn khoăn là học văn hóa trong trường nghề có được cấp bằng THPT không, nếu không có bằng thì phụ huynh sẽ không đăng ký. Chủ yếu trường dạy nghề chỉ đào tạo nghề cho các em chứ không chịu trách nhiệm về việc cấp bằng THPT, nên các trường nghề phải liên kết với các trung tâm GDTX để đáp ứng nhu cầu.
Nhiều học sinh lại chỉ muốn học nghề, không học văn hóa nhưng chính phụ huynh lại mong muốn con mình nhất định phải có bằng THPT. Như vậy, bố mẹ và con cái đã không có sự thống nhất với nhau trong việc chọn trường và định hướng tương lai còn mập mờ.

Tốt nghiệp trường nghề sẽ được xác nhận việc hoàn thành chương trình phố thông

Nhận thức của các phụ huynh cũng đang được thay đổi cộng với các chính sách hấp dẫn và đảm bảo đầu ra an toàn . Nên các trường dạy nghề đang thu hút rất nhiều người đăng kí học. Ông Thân Đức Hưởng nhấn mạnh : Việc học đại học chưa chắc có thu nhập cao bằng người có tay nghề cao. Người tốt nghiệp Đại học đôi khi chỉ nằm ở mức từ 5-7 triệu đồng 1 tháng, mức này quá thấp so với mức tối thiếu ở thành phố. Trong khi một người đầu bếp giỏi, không cần học Đại học chỉ cần tốt nghiệp trung cấp hay CĐ vẫn có thể có thu nhập 15 triệu đồng 1 tháng. Đó là lý do học sinh và cả phụ huynh không tha thiết nhiều với các trường Đại học như hiện nay.

Vì vậy, theo ông Hưởng thì việc học sinh có tốt nghiệp THCS hay THPT có đi học nghề hay không thì đều không quan trọng, quan trọng là trường nghề đào tạo tốt thì ra trường có việc làm ngay với mức thu nhập không thua gì Đại Học thậm chí cao hơn.

Học nghề cũng có thể có việc làm tốt thu nhập cao

Vấn đề học văn hóa THPT khi đăng kí chương trình 9+, ông Vũ Xuân Hùng đã trình bày vấn đề về việc học trung cấp .Học trung cấp, nhất là các ngành kỹ thuật, các em không cần phải học văn hóa THPT nhiều vì doanh nghiệp chỉ cần các em có kỹ năng để làm việc. Tuy nhiên nếu các em muốn học lên trình độ cao hơn, thì đăng kí 4 môn với trung cấp lên CĐ và 7 môn nếu muốn thi tốt nghiệp THPT. Việc này vẫn đang được thảo luận và đưa ra ý kiến trước khi quyết định. Sau khi thông qua các bộ ban ngành quan trọng, thông tư này được ban hành, thì chúng ta có quyền cấp giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình THPT với người học Chương trình 9+.


Như đã nói trên, Chương trình 9+ được xem là một đổi mới trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Với những thông tin trên, học nghề vẫn có cơ hội thi Đại Học sẽ mở ra một định hướng mới trong tương lại dành cho các phụ huynh và cả các em học sinh. Đây được xem là nền tảng giáo dục hướng nghiệp. Thành công của dự thảo này sẽ giảm tải tỉ lệ thất nghiệp hằng năm, giảm thiểu tình trạng đi làm trái ngành và rút ngắn thời gian lập nghiệp của thế hệ trẻ trong tương lai. Tiến đến việc xác lập và định hướng nghề nghiệp sớm, nhanh chóng ổn định việc làm và tạo ra thu nhập.