Tính tới thời điểm năm 2015, cả nước thống kê được có khoảng 200,000 lao động có trình độ từ Cử nhân trở lên thất nghiệp. Và một thực tế đáng báo động nữa là con số này không ngừng tăng mỗi năm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Do khan hiếm nguồn công việc, do yêu cầu của các nhà tuyển hay do chất lượng đào tạo…Nếu có thời gian tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của thực trạng này, các bạn sẽ có thể trả lời được câu hỏi trên.
Những điều cần làm để tránh tình trạng thất nghiệp
Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp hiện nay đều xuất phát từ chính hành vi và thái độ của sinh viên khi ciofn ngồi trên ghết nhà trường. Sau đây là một số giải pháp để giảm được tình trạng thát nghiệp sau khi tốt nghiệp:
Bằng cấp thôi vẫn chưa đủ sinh viên cần trang bị thêm kiến thức vững chắc
Các bạn đã sẵn sàng trong tâm thế của các nhà tuyển dụng sẽ chất vấn bạn về những vấn đề gì chưa? Các bạn đã tiếp thu được những gì trong quá trình học và áp dụng vào thực tế như thế nào? Và điều quan trọng hơn cả đó là các bạn đã nắm được trong tay bằng cấp gì sau khi tốt nghiệp?
Trau dồi thêm nhiều kiến thức của ngành mình theo học
Có rất nhiều bạn sinh viên khi ra trường hoàn toàn không có kiến thức chuyên môn hoặc chỉ đơn thuần là thuộc lòng lý thuyết mà chưa biết áp dụng vào thực tiễn. Như vậy, cơ hội việc làm của các bạn này sẽ ít hơn so với những bạn đã định hướng được việc làm ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Bạn cần xác định được mình đnag theo học môn gì, cần làm gì để áp dụng được kiến thức đã học trong thực tiễn để có được 1 công việc tốt sau này.
Nên tham gia các câu lạc bộ được tổ chức trong trường ngay từ khi mới tham gia học
Mô hình các câu lạc bộ trong trường đại học thường rất phổ biến trên thế giới. Nhưng còn khá lạ lẫn đối với sinh viên Việt Nam. Từ các câu lạc bộ này các bạn có thể rèn luyện cho mình rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích cho công việc sau này: kỹ năng sắp xếp, kỹ năng thuyết trình, và tổ chức thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cộng đồng, v.v.... Các bạn có thể chọn tham gia vào các câu lạc bộ theo đúng sở thích của mình, điều này giúp cho các bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi vừa được học hỏi vừa được làm những điều mình thích.
Tích lũy thêm kiến thức để phát triển được tư duy cá nhân
Cần phát triển tư duy cá nhân
Đừng chỉ gói chọn sự hiểu biết của mình ở phạm vi sach vở. Nhà tuyển dụng cần thấy được cách bạn tu duy vấn đề đó như thế nào. Với thời đại công nghệ phát triển thì chỉ cần 1 cú click chuột bạn đã có thể tìm hiểu thông tin của tất cả những vấn đề mà bạn được học trên giảng đường. Xem xem bạn đã áp dụng được chúng trong thực tế như thế nào và chúng mang lại lợi ích gì cho bạn.
Từ đó tự xây dựng cho bản thân khả năng tư duy nhanh nhạy trong mọi vấn đề. Có nhưu vậy bạn mới chắc chắn tạo được ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với nhà tuyển dụng.
Cần khắc phục những điểm yếu của bản thân mình
Việt Nam ta đã có câu “ Cần cù bù thông minh” chính xác là như vậy! Các bạn hãy chấp nhận rằng có nhữn vấn đề mình còn yếu kém đê từ đó tìm cách khác phục và cải thiện chúng sao cho tốt hơn.
Nếu bạn thiếu kiến thức về chuyên môn bạn hãy đọc thêm nhiều sach viết về chuyên ngành mà bạn theo đuổi trong sự nghiệp của mình. Nếu tiếng anh của bạn không được tốt, bạn hãy tìm cách trau dồi kỹ năng Anh ngữ của mình. Đây chính là chìa khóa thành công không chỉ trong thời gian mà các bạn còn học tập trên giảng đường. Mà nó còn giúp ích cho sự nghiệp của bạn sau này.
Không nên từ chối nhiều việc khó
Nhiều bạn sinh viên Việt Nam mới tốt nghiệp ra trường nhưng lại pahri bắt đầu ngay với công việc taij các công ty nhỏ. Cho rằng những công việc này không xứng đáng với công sức 4 năm học tập của mình. Như vậy, chính bạn đã tự đánh mất cơ hội việc làm của mình trong tương lai.
Như Jack Ma - chủ tịch tập đoàn Alibaba, một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, đã từng chia sẻ "Từ 20 - 30 tuổi, bạn nên tìm một người sếp tốt chứ không phải một công ty tốt, hãy học hỏi từ ông ấy..."
Không ngừng học hỏi và cả thiện bản thân
Đừng ngại về việc đặt câu hỏi nhé các bạn, bạn phải công nhận 1 điều còn có rất nhiều người thông minh và tài giỏi hơn bạn đó. Bạn nên học hỏi và cải thiện bản thân từ việc đjwt câu hỏi cho họ. Từ lúc bạn còn là 1 sinh viên Đại học, trong lớp học có một số bạn nổi trội hơn, bạn hãy học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ những bạn đó.
Không ngại việc đặt câu hỏi để hoàn thiện bản thân
Trong môi trường làm việc hay luôn luôn đặt câu hỏi về những vấn đề bạn chưa nắm được. Có như vậy bạn không những tích lũy được kiến thức mà còn mở rộng thêm được nhiều mối quan hệ hơn.
Lời kết
Trên đây là một số gợi ý giúp cho bạn có thể định hướng được bản thân và tìm được cho mình một công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp. Nhưng bạn nên nhớ một điều bạn có thể cải thiện mọi việc hay không sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào thái độ của bạn cũng như cách bạn áp dụng những gợi ý này như thế nào. Đừng để tốt nghiệp với tấm bằng "trên giấy", hãy hành động!